Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

ƯU ĐIỂM TRỒNG CHUỐI CẤY MÔ

  • Độ đồng đều rất cao
  • Sạch bệnh 
  • Năng xuất cao hơn 25% so với trồng cây con từ củ chuối
  • Có thể trồng trọt trên quy mô công nghiệp 
  • Nền nông nghiệp sản xuất chuối của nuốc ta còn lạc hậu, chuối được trồng theo phương pháp truyền thống và ít ai có thể nghĩ tới lợi ích lớn từ việc trồng chuối, ở các nước tiên tiến như Đài Loan, Israel, Thái lan, Úc, Philipines, Ecuador, Ấn Độ... người ta thường sử dụng chuối cấy mô. Chuối cấy mô giúp cho người trồng xác nhận và loại bỏ những bệnh khó trị trên cây chuối như bệnh vàng lá panama, virus gây chùn đọt... 
  • Chuối cấy mô sạch bệnh là vì:
  • Cây con lấy từ cây mẹ được giám định bằng mắt thường không có bệnh và bằng kỹ thuật kiểm tra ELISA trong phòng thí nghiệm bởi các kỹ sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi
  • Qua tiến trình nuôi cấy mô, mẫu nuôi cấy được vô trùng nên giúp loại bỏ được mầm bệnh, qua các lần cấy chuyền sẽ sàng lọc tiếp nếu mầm bệnh còn tồn tại nên cây giống được xác nhận là đúng giống, ổn định về mặt di truyền, có phẩm chất ưu tú và sạch bệnh. Cần lưu ý rằng cây cấy mô bằng kỹ thuật nuôi cây đỉnh sinh trưởng kết hợp sử lý nhiệt là cây sạch bệnh chứ không phải cây kháng bệnh 
  • Trồng chuối bằng cây chuối con sạch bệnh cấy mô là một phương pháp rất hiệu quả và có rất nhiều ưu điểm so với kỹ thuật trồng chuối bằng chồi con như: cây chuối cấy mô rẻ, dễ vận chuyển, sạch bệnh và dễ nhân nhanh với số lượng lớn. Trồng chuối bằng phương pháp này cho tỉ lệ cây con sống sót sau khi trồng là rất cao cũng như làm giảm giá thành cắt tỉa chồi đỉnh khi trồng bằng chồi. Tính đồng nhất của cây chuối nuôi cấy mô giúp chúng ta có thể điều khiển được thời gian ra hoa và thời gian thu hoạch cũng như gia tăng năng suất và chất lượng trái.
  • Người ta đã tổng kết kỹ thuật canh tác chuối bằng cây giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh có khả năng tăng năng suất 25%/ha/năm. Ưu thế lớn nhất mang giá trị kinh tế cao là buồng chuối đồng dạng, đồng giá trị, ra hoa đồng nhất, thu hoạch đồng loạt và dễ vận chuyển giúp thu nhập cao hơn.

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Giống Chuối Philipine

1) Nguồn gốc
Chuối Philipine hay chúng tôi quen gọi là giống chuối già Phi Luật Tân, giống chuối này đang được Dole Food Company Canh tác trên các đồn điền của mình trên khắp thế giới. Công ty Dole là công ty kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực chuối và dứa từ rất sớm, được thành lập từ năm 1851, có trụ sở chính tại Westlake Village, California, USA. Hiện nay DOLE có qui mô rất lớn khoảng 8 tỉ Dolar và có văn phòng củng như đồn điền trên khắp thế giới.
Giống chuốiPhilipine đang trồng gọi là giống Cavendish tiêu chuẩn, Chuối Cavendish đưa vào sản xuất thương mại đại trà vào năm 1903 nhưng không đạt được sự nổi bật cho đến khi sau khi bệnh Panama tấn công  trên giống Gros Michel ("Big Mike") đã trồng thành công trước đó vào năm 1950, thời điểm này giống chuối Dole tỏ ra ưu thế hơn do khả năng kháng được bệnh Panama, họ đã  trồng thành công ở các loại đất tương tự mà giống Gros Michel đã bị tàn phá bởi dịch bệnh, có nhiều giả định rằng các giống Dole đã kháng nhiều bệnh Panama. Trái ngược với quan niệm này, vào giữa năm 2008, các báo cáo từ SumatraMalaysia cho thấy giống chuối Dole có thể dễ bị bệnh Panama biến thể của dạng TR - Foc 4
2) Đặc điểm chuối Philipine
Giống như các dòng Cavendish tiêu biểu của Việt Nam, giống chuối Philipine thuộc Genotype AAA. Nên có các đặc điểm hình thái giống như chuối tiêu Việt Nam. Đặc điểm nổi trội là trái chuối Philipine thẳng, thon, các trái chuối có vẻ đồng dạng trên cùng một quầy. Số nải trên quầy vào khoảng 8 - 10. Số trái trên nải chuối 20 -28 trái. Nếu được chăm sóc tốt có thể cho năng suất 35 - 40 kg/ quầy. Chuối Philipine có hàm lượng đường trong trái thấp nên ăn có vị thanh chua, không được ngọt như các giống chuối tiêu Việt Nam. Nhưng do vỏ trái dày cộng với cuống trái to và cứng nên khi trồng qui mô giống chuối Philipine tỏ ra ưu thế hơn để đóng gói, bảo quản và vận chuyển đi xuất khẩu ở những thị trường xa.
3) Giống chuối Philipine được chúng tôi nhân giống bằng nuôi cấy mô
Sau một thời gian dài trồng khảo nghiệm và đã đạt nhừng thành công nhất định chúng tôi quyết định nhân giống đại trà thông qua quá trình nuôi cấy mô'
Quí khách hàng có nhu cầu mua giống chuối này để canh tác có thể liên hệ với Thế - 01699927027 để mua giống, mọi thắc mắc sẽ được Thế nhiệt tình giải đáp



Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

CHUỐI CẤY MÔ


                                                    Trần Thế - 01699927027 
Nguyên cán bộ nghiên cứu Viện sinh học nhiệt đới TP Hồ Chí Minh
GIỐNG CHUỐI VIỆT NAM
1.      Giới thiệu
Chuối là loại cây ăn trái rất được ưa chuông trên thế giới. Ở một số quốc gia, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, trái chuối là món ăn chính trong thực đơn của họ.
Đối với người Việt Nam, từ xưa tới nay chuối mang lại nhiều lợi ích thiết thực và rất gần gũi với cuộc sống, cây chuối được trồng rất phổ biến trong vườn của mỗi người dân ở nông thôn. Quả chuối là một loại thức ăn quí cho người ở bất kể lứa tuổi nào. Hoa chuối và thân cây chuối non cũng là một thứ rau tốt. Củ chuối cũng ăn được. Thân chuối già dùng làm thức ăn gia súc. Lá chuối dùng để gói bánh. Hạt của giống chuối hột được ngâm với rượu là vị thuốc chữa bệnh sỏi thận và tiểu đường... Quả chuối còn xanh chứa 10% tinh bột và 6,53% chất tanin. Chuối chín chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g có : Carbohydrates 22.84 g. Đường 12.23 g. Xơ 2.6 g. Chất béo 0.33 g. Chất đạm 1.09 g. Vitamin A tương đương 3 μg. Thiamine (Vit. B1) 0.031 mg. Riboflavin (Vit. B2) 0.073 mg. Niacin (Vit. B3) 0.665 mg. Pantothenic acid (B5) 0.334 mg. Vitamin B6 0.367 mg. Folate (Vit. B9) 20 μg. Vitamin C 8.7 mg. Calcium 5 mg. Sắt 0.26 mg Magnesium 27 mg. Phosphorus 22 mg. Potassium 358 mg. Zinc 0.15 mg.
2. Đặc điểm sinh học 
Chuối có tên khoa học là Musa spp, chi Musa, họ Musaceae hiện có rất nhiều giống. Hiện nay có khoảng chừng 300 giống được trồng trên thế giới. Chuối là loại cây có thân ngầm (căn hành), gọi là củ chuối. Thân chỉ là một thân giả do các bẹ lá cấu tạo thành, cao trung bình khoảng 3 - 5 m, có giống như chuối sáp cao tới 10 m. Lá lớn, mọc xen, hình xoắn và có thể dài 2,7 m và rộng 60 cm. Nụ trổ ở ngọn rồi tạo thành buồng. Trong buồng chứa rất nhiều hoa nhỏ có thể đếm lên tới 19 ngàn cái.
Hoa sắp thành hai hàng tạo thành nải chuối, mỗi buồng có 3–20 nải, nặng 30–50 kg. Các hoa đực nằm ở nải trên ngọn, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, còn ở gần cọng của nụ là hoa lưỡng phái. Hoa có 5 tiểu nhụy, bầu noãn 3 tâm bì tạo thành 3 buồng, mỗi buồng có nhiều tiểu noãn, vòi nhụy duy nhất với nuốm hình chùy. Hoa chuối có tính ấm, vị chua mặn. Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả. Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng 30–50 kg. Một quả trung bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Những người phương Tây thường ăn thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ và thịt. Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt.
Chuối là giống vô tính. Người ta thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con : chồi con đuôi chiên và chồi con lá rộng.
Vài nét mở rộng : Những trái chuối trong nải mọc sát bên nhau cũng là biểu tượng tình đoàn kết của con người. Cây chuối con biểu trưng cho sự hình thành của thế hệ trẻ. Những nải chuối lớn dần trên buồng, biểu lộ cho sức vươn mạnh của con người. Những bẹ chuối lá xanh to quấn tròn nhau mang ý nghĩa cho sự đùm bọc trong ngoài của dân tộc. Ngoài ra trái chuối cũng được nhà văn Graciada Orta (Bồ Đào Nha) viết trong tác phẩm của mình với cái tên Banana vào thế kỷ XVI.
3. Các giống chuối ở việt nam
a) Chuối laba
Những năm 20 của thế kỷ trước, khi đi khai hoang ở vùng đất Nam Tây Nguyên, người dân đã mang theo nhiều giống chuối khác nhau đến trồng ở vùng Laba (thuộc xã Phú Sơn, Lâm Hà, Lâm Đồng). Qua thời gian, người ta thấy chỉ với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu này có một giống chuối cho ra trái thơm, ngọt, dẻo rất đậm đà, được nhiều người ưa thích. Đây cũng là giống chuối nguyên dùng để cung tiến cho vua (chuối tiến vua).
Người dân trồng chuối laba không phải lo nghĩ đầu ra, vì luôn hút hàng. Chính vì thương hiệu chuối laba mà nhiều người bán chuối cứ "gán" mọi loại chuối đều là chuối laba để "dụ" người mua. Điều khá ngạc nhiên là dù loại chuối này được nhiều người ưa thích, chọn làm bữa tráng miệng trong gia đình, nhưng hiện nay toàn tỉnh chỉ có khoảng 100 ha được trồng, nhưng trong số đó chỉ còn ít ỏi diện tích là giống chuối laba năng suất cao, chất lượng tốt. Trước nguy cơ lụi tàn của chuối laba, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã có nhiều công trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống chuối này. Và bước đầu, người ta đã thành công trong việc nhân giống chuối laba bằng nuôi cấy mô và hiện nay một số công ty ở Đà Lạt cũng đang chuyển hướng kinh doanh vào loại chuối đặc hữu này. Tại Viện sinh học Nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh đã nhân giông bằng phuơng pháp nuôi cây mô thành công trên giống chuối này và sản xuất trên quy mô công nghiệp với công suất 1 triệu cây/năm
Đặc điểm cây chuối laba Chuối Laba buồng dài, quả chuối thon có hình dáng đẹp, dài và hơi cong, khi chín có vỏ mỏng, màu vàng tươi. Thịt quả có màu vàng sánh, dẻo, ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Đã có rất nhiều mô hình trồng chuối Laba chuyên canh có quy mô từ 0,5 – 1 hoặc 2ha đất và hiệu quả kinh tế cũng khá cao so với nhiều loại cây trồng khác. Trồng chuối chỉ một năm là đã được thu hoạch và có thể thu hoạch quanh năm. Thu nhập khoảng 100 triệu/năm trên 1ha chuối Laba. Chuối Laba rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và không phải lo đầu ra cho sản phẩm.
Thế nhưng, đến nay, diện tích chuối Laba chính hiệu đang bị thu hẹp dần và có nguy cơ bị thoái hóa do ít được quan tâm trong khâu nhân giống nên đã trở nên già cỗi, thoái hóa…, kéo theo năng xuất giảm, chất lượng cũng sa sút nghiêm trọng. Các kỹ sư nông nghiệp cho biết, hiện diện tích chuối Laba chính hiệu ở Phú Sơn, Lâm Hà, Lâm Đồng chỉ còn lại khoảng 20-30%, số còn lại là các giống chuối già lùn. Các giống chuối này có nhiều nét giống với chuối Laba nên vẫn hay được gọi chung là “chuối Laba”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến uy tín và thương hiệu của chuối Laba đang bị giảm sút và có nguy cơ bị mất gốc.
b) Nhóm chuối tiêu (Cavendish)
 Có 3 loại : lùn, nhỏ, cao, trái nhỏ và thơm ngon. Chuối tiêu từng được mệnh danh là " Quả trí tuệ ". Theo truyền thuyết, tên gọi này bắt nguồn từ việc Phật tổ Thích ca Mầu ni sau khi ăn chuối tiêu chợt bừng sáng trí tuệ. Có một truyền thuyết khác nói là chuối tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, các học giả Ấn Độ thường bàn luận các vấn đề triết học, y học…dưới gốc chuối tiêu, đồng thời lấy loại quả này làm thức ăn duy nhất. vì vậy, người ta gọi chuối tiêu là: " Nguồn trí tuệ ".

c) Nhóm chuối tây (chối sứ, chuối xiêm)
Gồm các giống chuối tây hồng, tây phấn, tây sứ, được trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khoẻ, không kén đất, chịu hạn nóng và khả năng chịu hạn song dễ bị héo rụi, qủa to, mập, ngọt đậm và kém thơm hơn so với giống khác.

d) Chuối bom
Được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, trái thường được dùng làm ăn tươi, chuối sấy.
e) Chuối ngự
 Bao gồm : tiến và mắn, cao 2,5 - 3 m, trái nhỏ, màu vỏ sáng đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt.
f) Chuối ngốp
 Có 2 lọai : cao và thấp, cao từ 3-5 m. trái tương đối lớn, vỏ dầy, nâu đen khi chín, thịt quả nhão, hơi chua.



Chuối cấy mô vừa xuống giống và hệ thông tưới tiết kiệm nước tự tạo


Chuối sắp thu hoạch (chú ý độ đồng đều)


 
Công nhân thu hoạch chuối

4. Kỷ thuật trồng và chăm sóc (hình ảnh minh họa)
KS. TRẦN THẾ